Vi khuẩn H.Pylory có thể gây ra những bệnh gì?

Người đăng: Gia Đình & Sức Khỏe Thứ Ba, 18 tháng 12, 2018 0 nhận xét

Helicobacter pylori (HP) là một loại vi khuẩn hình xoắn ốc sống trong niêm mạc của dạ dày. Do axit mạnh (axit dạ dày) trong dạ dày, người ta đã nghĩ rằng không có vi khuẩn từ lâu, nhưng kể từ khi phát hiện ra loại vi khuẩn này, nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng H. pylori có liên quan sâu sắc đến các bệnh dạ dày như viêm dạ dày và loét dạ dày.

Vi khuẩn H.Pylory có thể gây ra những bệnh gì?

 

Viêm dạ dày


Tình trạng viêm xảy ra khi vi khuẩn HP nhiễm vào niêm mạc của dạ dày. Nếu nhiễm trùng kéo dài, vùng bị nhiễm trùng của niêm mạc dạ dày sẽ lan rộng, cuối cùng lan ra khắp niêm mạc dạ dày và trở thành viêm dạ dày mãn tính. Viêm dạ dày mãn tính này được gọi là viêm dạ dày nhiễm trùng Helicobacter pylori.

 

Viêm teo dạ dày


Viêm teo dạ dày phát triển khi viêm dạ dày kéo dài một vài năm mà không được chữa trị. Vi khuẩn HP làm thoái hóa lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi acid và dịch tiêu hóa, dần dần các tế bào niêm mạc bị phá hủy.


Bệnh thường không có triệu chứng, phát triển chậm.

 

Loét dạ dày, loét tá tràng


Hiện nay, nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori và uống thuốc chống viêm không steroid (NSAID) được cho là hai nguyên nhân chính gây loét đường tiêu hóa. Khi vết loét tiêu hóa được hình thành, bạn thường cảm thấy đau âm ỉ quanh phần trên của dạ dày và vùng thượng vị. Thường thì cơn đau trở nên mạnh mẽ khi bụng đói và trở nên nhẹ hơn khi ăn.

Các triệu chứng sẽ khác nhau tùy thuộc vào vị trí của vết loét. Trong trường hợp loét dạ dày, bạn có thể cảm thấy đau ngay sau khi ăn. Loét tá tràng có thể cảm thấy đau vào ban đêm hoặc 1-2 giờ sau khi ăn.

Ngoài ra, bạn còn có thể cảm thấy buồn nôn và ợ nóng. Chảy máu từ vết loét khiến máu bị lẫn với chất nôn và phân.

 

Ung thư dạ dày


Người ta nói rằng ung thư dạ dày và H. pylori có liên quan chặt chẽ với nhau. Năm 1994, WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) đã công nhận Helicobacter pylori là "yếu tố gây ung thư xác định". Nó đi vào phân loại tương tự như thuốc lá và amiăng.

Nếu nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori kéo dài trong một thời gian dài, viêm teo niêm mạc dạ dày sẽ tiến triển, tạo ra tình trạng dễ gây ung thư dạ dày.

Ngoài ra, trong khảo sát của chúng tôi về các bệnh nhân có bệnh lý dạ dày như loét dạ dày, loét tá tràng và viêm dạ dày, tỷ lệ người bị ung thư dạ dày trong 10 năm là 0% (0 trên 280 người) với bệnh nhân không bị nhiễm H. pylori ), và 2,9% (36 người trong số 1246) ở những người bị nhiễm H. pylori đã được báo cáo.

Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) thừa nhận rằng loại trừ H. pylori có tác dụng phòng ngừa ung thư dạ dày và khuyến khích mỗi quốc gia thiết lập chiến lược của mình.

 

Các bệnh khác

 
  • U lympho tế bào bạch huyết kết hợp niêm mạc (MALT)
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn (trường hợp đặc biệt cho bệnh đau khớp)
  • Bệnh lý dạ dày chức năng. (Đây là một bệnh mà gồm các triệu chứng như nhỏ giọt như buồn nôn, ợ nóng, nôn mửa,vv xảy ra ít nhất 3 tháng mặc dù không có bệnh rõ ràng như loét dạ dày hoặc viêm dạ dày)
  • Polyp dạ dày

 

Phương pháp điều trị bệnh lý dạ dày có vi khuẩn Hp


Kề từ khi tìm ra vi khuẩn HP vào năm 1983, bác sĩ nguòi Úc Barry Marshall cũng đã tìm ra cách để chữa trị bệnh lý dạ dày có vi khuẩn HP. Từ năm 1990 trở đi, việc điều trị bệnh lý dạ dày có vi khuẩn Hp bắt buộc phải tiệt trừ vi khuẩn Hp trong dạ dày.
Đề điều trị bệnh lý do dày có vi khuẩn HP cần sử dụng phác đồ kết hợp ít nhất 2 loại kháng sinh với một loại thuốc ức chế axit dạ dày.

  • Kháng sinh có vai trò tiêu diệt HP
  • Thuốc ức chế axit có tác dụng hỗ trợ làm lành vết loét, giảm viêm
 
Ngoài ra, để tăng cường hiệu quả diệt trừ Hp của kháng sinh, bệnh nhân cũng có thể sử dụng kết hợp kháng thể chống vi khuẩn Hp, một phát minh của người Nhật Bản.


Bài viết chi tiết: Phác đồ điều trị vi khuẩn HP tại Việt Nam
Tìm hiểu thêm: Vi khuẩn HP có lây không?


| edit post

Bà bầu bị trĩ nên sinh thường hay sinh mổ?

Người đăng: Gia Đình & Sức Khỏe Thứ Tư, 3 tháng 10, 2018 0 nhận xét

Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không? Đây là nỗi băn khoăn, lo lắng của rất nhiều mẹ bầu bị mắc bệnh trĩ khi mang thai, đặc biệt là ở 3 tháng thai kì cuối. Vậy phương pháp sinh nào tốt cho các mẹ bầu nhất? Cùng Cotripro.vn tìm hiểu nhé.



Bà bầu mắc bệnh trĩ

Bệnh trĩ có thể coi là nỗi ám ảnh với mọi phụ nữ khi mang thai. Việc mang thai, ốm nghén đồng thời mắc thêm căn bệnh tế nhị nhưng không thể dùng thuốc điều trị khiến rất nhiều mẹ bầu khó chịu, mệt mỏi, lo lắng.

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở bà bầu là do trong quá trình mang thai, lượng máu tuần hoàn chảy với tốc độ nhanh hơn người bình thường khiến cho cơ thể bị nóng trong. Đồng thời, túi nước ối ngày càng phình to tỉ lệ với kích thước bào thai, khiến các vùng tĩnh mạch vùng chậu phải chịu áp lực đè nén lớn trong thời gian dài. Hậu quả làm cho các đám tĩnh mạch trĩ bị giãn nở quá mức, hình thành các búi trĩ và trực tiếp gây ra bệnh trĩ.

Xem thêm: Các dấu hiệu bệnh trĩ nội thay đổi theo 4 giai đoạn

Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không?

Trên thực tế, bà bầu bị mắc bệnh trĩ không nhất thiết phải sinh mổ. Tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau mà các mẹ cân nhắc, lựa chọn cho mình phương pháp phù hợp. Những yếu tố tác động như:


  • Sức khỏe của mẹ bầu tốt hay không tốt?
  • Mức độ bệnh trĩ hiện tại là nặng hay nhẹ?
  • Dựa vào mong muốn của các mẹ bầu.

Trường hợp 1: Bà bầu bị mắc bệnh trĩ cấp độ nhẹ (cấp độ 1, 2).

Ở trường hợp này, do mức độ bệnh trĩ còn nhẹ, nên các bà bầu có sức khỏe tốt thì có thể cân nhắc lựa chọn cách sinh thường. Tuy nhiên, đánh giá theo một góc độ nào đó, quá trình sinh thường có thể khiến bệnh trĩ phát triển nặng hơn sau sinh do người mẹ phải mất sức rặn nhiều trong quá trình sinh con; phải đối mặt với nguy cơ tổn thương, nhiễm trùng búi trĩ, các cơn đau sau sinh có thể kéo dài.

Trường hợp 2: Bà bầu mắc bệnh trĩ cấp độ nặng (cấp độ 3 và 4).

Ở bệnh trĩ độ 3 và 4, hiện tượng sa búi trĩ phát triển với mức độ nặng, các búi trĩ sa ra ngoài một cách mất kiểm soát (trường hợp trĩ độ 3) hoặc có thể mất khả năng co vào trong hậu môn (trong trường hợp bệnh trĩ độ 4). 

Vì vậy, trong trường hợp này, các bác sĩ thường đưa ra lời khuyên cho các bà bầu tham khảo cách sinh mổ nhằm tránh một số biến chứng có thể xảy ra trong quá trình "vượt cạn" như: mất máu quá nhiều, búi trĩ sa ra ngoài nhiều gây biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Hiện nay, không hề có chỉ định bắt buộc sinh mổ nào đối với bà bầu mắc bệnh trĩ trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé, các mẹ bầu nên tìm hiểu kĩ thông tin, xin lời tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để có lựa chọn phù hợp nhất đối với bản thân mình.


| edit post

"Điểm mặt" 3 sai lầm tai hại khi vệ sinh vùng kín

Người đăng: Gia Đình & Sức Khỏe Thứ Ba, 11 tháng 9, 2018 0 nhận xét

Phụ nữ luôn tự tin khi vùng nhạy cảm được khỏe mạnh. Thật vậy, hằng ngày việc vệ sinh vùng kín là không thể thiếu. Thế nhưng, đôi khi những phương pháp vệ sinh sai khoa học có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng

Vệ sinh vùng kín bằng xà bông hay sữa tắm


Những bánh xà bông công nghiệp đều có đặc điểm chung là nhiều bọt, sau khi tắm rửa có cảm giác căng rít da và mùi thơm hương liệu hóa học. Hơn nữa, xà bông sản xuất hàng loạt hiện nay đều không có Glycerin - một thành phần dưỡng ẩm thiên nhiên nhưng nó lại thường chỉ có mặt trong các loại mỹ phẩm dưỡng da đắt tiền. Thay vào đó, các thành phần độc hại trong xà bông sữa tắm ngày nay phải kể đến SLLES - chất tẩy rửa chuyên dùng làm sạch dầu động cơ, vệ sinh sàn nhà. Nếu tiếp xúc thường xuyên và lâu dài sẽ có thể khiến da bị nhiễm độc và ảnh hưởng tới sự thay đổi của hormone trong cơ thể.
Bạn không hề biết rằng, những cục xà phòng có chứa nhiều hóa chất hại kia dù là ở dạng cứng hay gel lỏng thì đều có thể làm thay đổi môi trường pH bên trong âm đạo. Bởi vùng kín phụ nữ là một kết cấu hở nhưng sâu và nhiều lớp, các loại hóa hất này có thể theo đường nước tràn ngập trong tử cung gây ra viêm nhiễm.

Thụt rửa sâu vùng kín


Thụt rửa vùng kín cũng là phương pháp mà nhiều chị em thường sử dụng sau khi quan hệ tình dục để làm sạch sâu cơ thể. Ngoài ra, nhiều người còn cho rằng thụt rửa vùng kín với dung dịch chuyên dụng mang tính kiềm sẽ làm tăng tỷ lệ sinh bé trai.
Trước hết, chúng ta cần hiểu rằng vùng kín của tất cả phụ nữ đều có những mùi tự nhiên, và nó đều có cơ chế tự làm sạch. Bạn không nhất thiết phải can thiệp vào sâu bên trong, bởi điều này chỉ giúp đánh lừa cảm giác của bạn. Vùng kín có mùi đặc biệt khi đi kèm với các dấu hiệu như đỏ rát, viêm chân lông, nhiều huyết, huyết trắng đổi màu thì được coi là viêm nhiễm vùng kín. Muốn loại bỏ được mùi vùng kín thì cần tới ý kiến của bác sỹ phụ sản để triệt tiêu những căn nguyên tiềm tàng gây hại trước đã.
Thật ra, việc thụt rửa để tạo môi trường kiềm giúp cho tinh trùng Y có thể dễ dàng xâm nhập vào tử cung và giao hợp với trứng là điều chưa có căn cứ khoa học và thực tế. Nhưng chắc chắn một điều, khi sử dụng những dung dịch không rõ nguồn gốc sẽ gây mất cân bằng sinh lý tại âm đạo. Ngoài ra, nó còn làm tăng nguy cơ sinh non ( mang thai ngoài tử cung 76%) và mắc các bệnh có liên quan đến ung thư buồng trứng ở phụ nữ.

Xông hơi vùng kín


Dạo qua khắp các diễn đàn, nhiều chị em chia sẻ kinh nghiệm xông hơi vùng kín giúp trị viêm ngứa, xông hơi vùng kín giúp thu hẹp âm đạo ngừa lão hóa, hơn nữa là giúp sinh con dễ dàng. Tuy nhiên, thực chất thì phương pháp này không hề đem lại nhiều tác dụng to lớn như vậy. Chúng ta đều biết rằng, việc sinh con cái cho những trường hợp vô sinh hay hiếm muộn rất phức tạp và tốn nhiều chi phí. 
 Xông hơi vùng kín thường xuyên và đặc biệt là vào những ngày có kinh nguyệt còn có thể gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt chứ không hề giúp làm giảm hiện tượng đau bụng dưới hay cân bằng hormone như nhiều người vẫn nhầm tưởng.
Một nghiên cứu mới của đại học Yale, Hoa Kỳ cho biết việc xông hơi này có tác hại đến vùng nhạy cảm này nhiều hơn chúng ta tưởng. Cũng như việc thụt rửa âm đạo  đã được cảnh báo là không những không có tác dụng làm sạch sâu mà còn đem thêm nhiều vi khuẩn vào bên trong cơ thể người phụ nữ và gây tổn thương âm đạo.
Xông hơi vùng kín nên hay không nên. Nhiều chị em phụ nữ hiện nay đặc biệt là sau khi sinh được khuyên xông hơi vùng kín bằng thảo dược, nước muối để tránh bị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, đây là một hành động sai lầm là phụ nữ yếu tố quan trọng để bảo vệ sức khỏe sinh sản và hạnh phúc gia đình là giữ gìn cho vùng cấm địa được khỏe và sạch. Do đó, những phương pháp giữ vệ sinh hay làm sạch vùng chữ kín rất được quý cô quan tâm đặc biệt là bà mẹ sau sinh được tư vấn xông hơi bằng đủ cá loại thảo dược, những phương pháp giư gìn vệ sinh vùn kín cho vùng cấm đại, bao gồm toàn bộ bộ phận sinh dục, tuy nhiên một nghiên cứu mới của đại học yale hoa kỳ cho biết. Đây hoàn toàn là ngộ nhận.
Là phụ nữ, yếu tố quan trọng để bảo vệ sức khỏe sinh sản đó chính là việc lựa chọn và áp dụng những phương pháp vệ sinh vùng kín an toàn và đúng cách. Do đó, trước khi thực hiện bất kì một tác động trực tiếp nào tới vùng nhạy cảm bạn cũng nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia y tế.
>>> Có thể bạn muốn biết: Cần sử dụng loại dung dịch vệ sinh nào tốt để rửa vùng kín?

| edit post

Bệnh sỏi mật uống thuốc gì?

Người đăng: Gia Đình & Sức Khỏe Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2018 0 nhận xét


Bệnh sỏi mật uống thuốc gì để tống hết sỏi ra ngoài là lo lắng của đa số người bị sỏi mật. Tuy nhiên vì hiện nay có rất nhiều loại thuốc, phương pháp điều trị sỏi khiến người bệnh không biết phải đưa ra lựa chọn. Hiểu được khó khăn của người bị sỏi mật, chúng tôi xin chia sẻ kiến thức cơ bản về thuốc điều trị sỏi mật cũng như các cách chữa bệnh phổ biến hiện nay để bạn có thêm thông tin tham khảo.

Sỏi mật là gì?

Sỏi mật là tích lũy các thành phần mật thành tinh thể sỏi trong túi mật. Kích thước của sỏi mật có thể dao động từ một hạt cát cho đến như một quả bóng bàn. Có người chỉ phát triển 1 vài sỏi, trường hợp khác lại có rất nhiều sỏi mật cùng một lúc. Có nhiều nguyên nhân gây sỏi mật như chế độ ăn uống, chức năng gan mật kém, sử dụng thuốc không đúng cách, giảm cân thiếu khoa học đột ngột,...

Triệu chứng bệnh sỏi mật

Người mắc bệnh sẽ thường xuyên gặp các triệu chứng sỏi mật sau:
- Đau: Người bệnh sỏi mật thường gặp các cơn đau đột ngột đến dữ dội, đau từ vùng hạ sườn phải lan lên vai phải hoặc sau lưng. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp các cơn đau âm ỉ hoặc tức nặng ở hạ sườn phải, đau đôi khi ở vùng thượng vị và lan lên ngực.
- Sốt: Do nhiễm khuẩn đường mật, có thể sốt cao, rét run nhưng cũng có khi sốt nhẹ, sốt thường đi kèm với đau, có khi sốt kéo dài.
- Vàng da: Là dấu hiệu sỏi mật trở nên nghiêm trọng, xuất hiện khi tắc mật. Trường hợp chỉ có sỏi túi mật đơn thuần thì không gây vàng da.
- Gan to: Chỉ khi khám bệnh thì mới phát hiện ra. Đây là triệu chứng thường gặp của sỏi mật, mức độ gan to phụ thuộc vào mức độ tắc mật, nếu chỉ bị sỏi túi mật thì không gây gan to. Tắc mật do sỏi trong ống mật chủ có thể xuất hiện túi mật to.
- Triệu chứng khác: người bệnh thường không thích ăn mỡ, hay ợ chua, ợ hơi hoặc đầy bụng. Trường hợp này cần phải loại trừ những bệnh khác cũng có triệu chứng tương tự để chắc chắn đây là triệu chứng liên quan tới sỏi.
Xem thêm: Các dấu hiệu sỏi mật khi mới hình thành

Các biến chứng của bệnh sỏi mật

Viêm túi mật cấp

Là biến chứng xảy ra do viêm nhiễm túi mật bởi sự tắc nghẽn kéo dài ở ống túi mật do sỏi. Triệu chứng điển hình bao gồm sốt và đau vùng bụng trên bên phải kéo dài, tăng lên khi sờ, thở sâu và ho. Số lượng bạch cầu gia tăng nói lên sự hiện diện của viêm hoặc nhiễm trùng túi mật. Nguy hiểm hơn viêm còn gây thủng hoặc vỡ túi mật.

Tắc ruột do sỏi

Khi túi mật thủng sẽ lan tràn vào những cơ quan kế cận như là ruột non, sỏi mật có thể đi qua chỗ thủng để vào ruột non. Nếu viên sỏi lớn, nó có thể gây tắc ruột gọi là tắc ruột do sỏi. Sự tắc ruột làm ngăn cản chức năng bình thường của ruột.

Nhiễm trùng đường mật, nhiễm trùng huyết

Sỏi mật cũng có thể di chuyển từ túi mật vào trong đường mật. Đường mật là một ống dẫn mật từ gan và túi mật vào ruột non. Bệnh nhân bị sỏi trong đường mật có thể không có triệu chứng. Khi sỏi làm tắc nghẽn đường mật lúc đó mới gây ra triệu chứng như: đau bụng dữ dội, vàng da, vàng mắt, nhiễm trùng đường mật, và có thể viêm tụy cấp. Cùng với đau bụng và vàng da, nhiễm trùng đường mật có thể gây ra sốt cao lạnh run, đôi khi nhiễm trùng huyết làm đe dọa tính mạng bệnh nhân.

Phương pháp điều trị bệnh sỏi mật – Thuốc trị sỏi mật

Có nhiều loại thuốc trị sỏi mật hiệu quả tùy theo loại bệnh sỏi mật mắc phải. Ngoài thuốc chuyên dùng làm tan sỏi, người bị sỏi mật có thể phải điều trị hỗ trợ bằng thuốc giảm cơn đau sỏi mật và kháng sinh. Sỏi mật chia làm 2 loại chính là sỏi túi mật và sỏi đường mật, tùy thuộc vị trí, sỏi đang ở giai đoạn nào, mà bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình chữa trị phù hợp.

Đối với sỏi túi mật:

- Dùng thuốc giúp tan sỏi, bản chất là acid mật áp dụng đối với sỏi cholesterol dưới 1,5cm, tốt nhất với sỏi dưới 5mm, thời gian dùng kéo dài 6-24 tháng.
- Tán sỏi bằng sóng, làm tan sỏi trực tiếp bằng hóa chất.
- Cắt túi mật qua nội soi: dùng với sỏi to, gây đau nhiều hoặc gây viêm túi mật, đây là phương pháp hiện nay thường dùng phổ biến, rút ngắn thời gian nằm viện và hồi phục sức khỏe nhanh.
- Cắt túi mật bằng mổ phanh: áp dụng trong trường hợp mổ nội soi thất bại hoặc viêm mủ túi mật.

Đối với sỏi trong gan và ống mật chủ:

- Lấy sỏi qua nội soi ngược dòng cắt cơ oddi, áp dụng với sỏi ở ống mật chủ, sỏi nhỏ dưới 1,5cm, phương pháp này giúp tránh được phẫu thuật.
- Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng, áp dụng với sỏi to.
- Phẫu thuật để lấy sỏi.

Tùy theo kết quả chẩn đoán bệnh sẽ có phương pháp điều trị sỏi mật phù hợp. Người bệnh cần lưu ý, sỏi mật là bệnh có tỷ lệ tái phát cao, cho nên giai đoạn sau điều trị cũng không được lơ là. Tránh các thực phẩm có thể làm sỏi nặng hơn, ăn ít chất béo nhiều chất xơ, uông nhiều nước, tập thể dục thể thao điều độ là cách chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho người bị sỏi mật.
Trên đây là tổng hợp các cách điều trị sỏi mật phổ biến nhất tại Việt Nam. Hi vọng thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này và sử dụng thuốc trị sỏi mật đúng cách.