Bệnh lao ở trẻ em và cách phòng chống

Người đăng: Gia Đình & Sức Khỏe Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2012

Bệnh lao trẻ em có thể chữa lành được với hóa trị lao ngắn ngày, kể cả các thể nặng nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng nguyên tắc (uống thuốc đúng, đủ, đều và không được bỏ sót).

Tiêm vaccin phòng lao cho trẻ sơ sinh

Tại các nước đang phát triển lưu hành độ nhiễm lao của trẻ em không chủng BCG ở lứa tuổi 14 là trên 20% và ở lứa tuổi 10 là từ 10-20%. Trẻ bị lao thường có nguồn lao từ người thân (trong các gia đình nghèo, điều kiện sống chật chội và ở những trẻ bị suy dinh dưỡng, hệ thống miễn dịch suy giảm) chiếm đến 70%, chủ yếu lây qua đường hô hấp. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị lây bệnh ở trường học, ngoài cộng đồng. Nguy cơ từ nhiễm trở thành bệnh là 10%, thường từ 5-15% trong 10 năm sau khi bị nhiễm lao. Nguy cơ này tùy thuộc nhiều yếu tố như tuổi khi nhiễm lao, tình trạng dinh dưỡng của trẻ, tình trạng vi khuẩn lao của nguồn lây tiếp xúc, thời gian và cường độ tiếp xúc nhiều hay ít.

Chẩn đoán

Bệnh lao ở trẻ em rất khó vì triệu chứng lâm sàng thường mờ nhạt nên dễ bị nhầm với các bệnh lý khác, trong khi lứa tuổi thường bị lao lại dưới 5 tuổi "chưa biết nói, không biết khạc đờm".

Lao khởi đầu hay lao sơ nhiễm

Có thể xảy ra từ 0-14 tuổi, nhưng không thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi và không có chủng BCG. Biến chứng tại chỗ và ở xa càng nặng nếu trẻ càng nhỏ. Sơ nhiễm lao thông thường không có triệu chứng hoặc có triệu chứng cảm cúm thoáng qua hay nóng sốt mệt mỏi, chán ăn hoặc ít khi có triệu chứng giống như thương hàn, sốt cao, mệt mỏi nhưng không rối loạn tiêu hóa. Có trường hợp có biểu hiện ở niêm mạc và ngoài da như: hồng ban nốt nổi 2-3 đợt hay viêm kết giác mạc. Triệu chứng của lao sơ nhiễm rất mơ hồ, giống như biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp nên khó chẩn đoán, dễ bị bỏ sót. Trẻ có thể tự khỏi, nếu lao sơ nhiễm tiến triển nhẹ và sức đề kháng của trẻ cao.

Lao cấp tính

Lao màng não, lao kê cấp tính là 2 biến chứng nặng và sớm của sơ nhiễm lao dễ đưa đến tử vong nếu không được chẩn đoán, điều trị sớm. Vi khuẩn lan truyền theo đường máu từ tổn thương ban đầu, xảy ra ở các lứa tuổi, nhưng nhiều nhất ở trẻ nhỏ không tiêm vaccin BCG, dưới 2 tuổi, 5-10% ở trẻ nhỏ và trẻ càng lớn thì tần suất càng ít.

Lao màng não

Xảy ra 2 đến 12 tháng sau sơ nhiễm lao, báo hiệu với triệu chứng, sốt nhẹ, thay đổi tính nết, sau 1 tuần sốt 38 o C, nhức đầu, ói mửa, khám thấy cổ cứng Kernig (+) và đôi khi có dấu hiệu tổn thương thần kinh trung ương, bị lé mắt, động kinh, sụp mí mắt. Nếu chẩn đoán chậm thì rối loạn tri giác đưa đến hôn mê và tổn thương thần kinh rộng - chẩn đoán chậm đưa đến triệu chứng chức năng nặng như : liệt, mù, điếc. Do đó, với triệu chức báo động phải thực hiện các xét nghiệm bổ túc đặc hiệu để chẩn đoán sớm.

Chụp XQ phổi : cho thấy hạch rốn phổi hay phức hợp nguyên thủy kèm theo có 20% lao kê.

Khám đáy mắt : Khó ở trẻ em, cho thấy có (Tubercules Choridiens) củ ở màng mạch 80% khi có lao kê và 30% khi không có lao kê kèm theo.

Chọc dò tủy sống: Là xét nghiệm quyết định: nước trong, áp lực cao, có nhiều tế bào limphô (30-3000/mm3) Albumine tăng (0,6 đến 2g/l) đường giảm (0,40-0,2g/l). Vi khuẩn lao khó thấy trong soi trực tiếp, nhưng trong cấy 3 mẫu nước tủy sống liên tiếp 3 ngày có thể tìm thấy vi khuẩn lao với tỷ lệ cao (90%). Chẩn đoán lao màng não là phải kèm theo điều trị lao khẩn, chẩn đoán dựa trên tập hợp các dữ kiện lâm sàng, XQ, sinh hóa. Khi có nhiều yếu tố dự đoán là lao màng não và sau khi đã loại viêm màng não do virut, do vi khuẩn "viêm màng não cụt đầu". Triệu chứng lâm sàng lao màng não dựa trên 3 giai đoạn: (1) Giai đoạn 1: Không có rối loạn tri thức, không có triệu chứng thần kinh hay chỉ có nhẹ. (2) Giai đoàn: Có rối loạn tri thức, không có hôn mê, triệu chứng thần kinh nhẹ trung bình như liệt 1 chi hay nửa người hay tổn thương những dây kinh sọ não. (3) Giai đoạn 3: Mê sảng, hôn mê, tổn thương thần kinh nặng, liệt 4 chi, gồng cứng thường xuyên. Dự hậu kết quả điều trị lao màng não tùy thuộc vào giai đoạn được chẩn đoán 1, 2 hay 3, ở giai đoạn 3, tử vong cao và di chứng nhiều.

Lao kê

Xuất hiện trong những tuần lễ sau sơ nhiễm lao, với sốt cao, mạch nhanh ói mửa, tiêu chảy, không có hồng ban nốt trên bụng (khác thương hàn) và luôn luôn có dấu hiệu hô hấp khó thở, tím tái. Chẩn đoán dựa trên XQ phổi có hình ảnh đặc biệt có nốt nhỏ tròn, đường kính từ 1-2mm rải rác cả 2 phế trường, đôi khi có những hang nhỏ hay bóng khí thủng. Ở trẻ em thường lan tỏa các nốt ở tất cả cơ quan - thường kết hợp với lao màng não, tràn dịch màng phổi hay 1 hay 2 bên, tràn dịch màng tim, hạch ngoại vi, gan lách và hiếm khi có tổn thương hệ thống sinh máu. Soi đáy mắt: 50% thấy củ màng hạch. Chọc dò tủy sống: xem có lao màng não kết hợp.

Những xét nghiệm khác cần thực hiện :

- Tìm vi khuẩn lao trong nước tiểu (khi tiểu đục).

- Tìm vi khuẩn lao trong nước tiểu (khi tiểu đục).

- Chọc dò và sinh thiết màng phổi (khi có tràn dịch màng phổi).

- Siêu âm tìm tràn dịch màng tim.

- Khám ổ bụng, gan, xét nghiệm máu.

Lao đường hô hấp sau sơ nhiễm ở trẻ nhỏ

Lao màng phổi (hiếm gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, thường xảy ra ở trẻ lớn, 6 tháng sau sơ nhiễm lao), với triệu chứng mệt, sút cân, ho, đau tức ngực, Xquang phổi cho thấy tràn dịch; Lao phổi, với triệu chứng sốt nhẹ về chiều, mệt, chán ăn, sút cân, tức ngực, ho có đờm hay có máu.

Lao phổi:  Ít nhiều tùy theo tuổi khi bị sơ nhiễm lao chỉ 4% khi sơ nhiễm ở trẻ em dưới 5 tuổi và xảy ra khi trẻ em lớn hơn 10 tuổi. Trái lại 10% ở trẻ em lớn từ 12-14 tuổi bị sơ nhiễm và lao phổi xảy ra từ 1-2 năm. Triệu chứng: sốt nhẹ về chiều, mệt, chán ăn, gầy, tức ngực, ho đàm hay có máu.X qung phổi chia làm 2 loại: (1) Lao phổi không có hang: dạng nốt riêng rẽ hay kết hợp thành đám thâm nhiễm. (2) Lao phổi có hang: có hang tròn, nối liền với rốn phổi với ống dẫn. Hay thường kết hợp với nốt, đám thâm nhiễm hay thường có kết hợp tổn thương màng phổi hay hạch trung thất. Chẩn đoán chính xác bằng tìm vi khuẩn lao trong đờm hay trong nước bao tử 3 ngày liên tiếp (soi trực tiếp và cấy). Lao phổi có thể kết hợp với lao màng phổi và lao hạch trung thất. Khi không tìm có vi khuẩn lao chẩn đoán lao phổi M (-) dựa trên những dữ kiện có nguồn lây, IDR (+), diễn tiến lâm sàng, hình ảnh XQ đặc trưng và công thức máu loại trừ nhiễm khuẩn phổi, màng phổi d Stphylocoque.

Lao ngoài phổi

Thường gặp lao hạch ngoại vi, lao xương khớp, lao màng bụng và lao niệu, sinh dục.

Về lao kháng thuốc ở trẻ, hiện chưa xác định là có hay chưa, nhưng tình trạng một số trẻ ở vùng sâu, vùng xa không tuân theo cách chữa trị lao bài bản nên đã xảy ra vi khuẩn lao kháng thuốc với chính bản thân trẻ đó.

Bệnh lao trẻ em có thể chữa lành được với hóa trị lao ngắn ngày, kể cả các thể nặng nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng nguyên tắc (uống thuốc đúng, đủ, đều và không được bỏ sót).

Phòng bệnh

Sau khi sinh 3 ngày trẻ phải được tiêm vaccin BCG phòng lao. Khoảng 1 tháng sau, nếu không thấy sẹo BCG ở cơ delta thì phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thử phản ứng IDRR. Trường hợp kết quả thử là âm tính thì cần cho trẻ tiêm lại vaccin phòng lao. Các bậc cha mẹ cần tránh để trẻ bị suy dinh dưỡng và nếu trong gia đình có người bị lao thì phải cách ly trẻ khỏi nguồn lây.

(Tổng hợp)

1 Responses to Bệnh lao ở trẻ em và cách phòng chống

  1. kaka Says:
  2. thực phẩm chức năng tăng sức đê kháng cho trẻ: http://immukid.vn/

     

Đăng nhận xét