Phòng chống đái tháo đường (Phần I)

Người đăng: Gia Đình & Sức Khỏe Thứ Bảy, 11 tháng 12, 2010

Từ lâu người ta đã biết đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh rối loạn chuyển hóa. Tỉ lệ người kháng insulin, ĐTĐ, trên toàn thế giới đang gia tăng đáng báo động. Tuy nhiên, rất ít người trong chúng ta nhận thức được rằng tình trạng này và những ảnh hưởng đối với sức khỏe.

Phòng chống đái tháo đường (Phần I)

Đái tháo đường là gì?

ĐTĐ là bệnh đã được biết đến từ thời cổ đại (khoảng 1500 năm trước Công nguyên), từ đó đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về căn bệnh này. Bệnh ĐTĐ là "hội chứng mạn tính về rối loạn chuyển hoá glucid, lipid và protid do thiểu tiết insulin hoặc do các mô đích kháng lại tác dụng của insulin, hoặc do cả hai". Bệnh ĐTĐ trong đó chủ yếu là ĐTĐ týp 2, chiếm từ 85-95% số bệnh nhân mắc bệnh này, đang là một trong những bệnh không lây phổ biến nhất trên toàn cầu. Người ta nhận thấy: cứ khoảng 15 năm thì tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ týp 2 lại tăng lên gấp đôi. Hiện nay, bệnh ĐTĐ týp 2 được coi là một dịch bệnh ở nhiều nước đang phát triển và những nước mới công nghiệp hoá, vì tỷ lệ bệnh liên quan với mức phát triển kinh tế, xã hội.

ĐTĐ hiện được coi là một đại dịch toàn cầu mà con người cần phải đối phó. Điều này hoàn toàn đúng khi xét về số người đã, đang và sẽ mắc bệnh cũng như các biến chứng mà bệnh gây ra. Các thầy thuốc nghiên cứu bệnh ĐTĐ hiện nay luôn quan tâm và hướng tới, đó là làm thế nào để phát hiện sớm bệnh và giáo dục cộng đồng ý thức phát hiện bệnh sớm. Điều này sẽ giúp phòng ngừa bệnh và các biến chứng mà bệnh gây ra.

Từ nửa thế kỷ trước, các thầy thuốc đã thống nhất chia bệnh ĐTĐ ra làm 2 loại chính. Loại 1 (týp 1) là loại phụ thuộc insulin, thường gặp ở người trẻ và được coi như một bệnh tự miễn, bệnh thường có tính chất di truyền. Ở các bệnh nhân này, tụy mất dần khả năng tiết insulin nên người bệnh cần phải dùng insulin để tránh bị tình trạng đường huyết bị tăng quá cao và để duy trì cuộc sống. ĐTĐ týp 1 chiếm tỉ lệ khá nhỏ (khoảng dưới 5%) trong số những người mắc ĐTĐ. Số còn lại là bệnh ĐTĐ týp 2 hay còn gọi là ĐTĐ không phụ thuộc insulin. Mặc dù tụy của các bệnh nhân này vẫn còn khả năng tiết insulin song lượng hormon được tiết ra không đủ để đáp ứng nhu cầu chuyển hóa...

Nguyên nhân gây đái tháo đường?

Các nhà khoa học đã xác định được gen gây kháng insulin và bệnh ĐTĐ.

Thừa cân và thiếu vận động cũng góp phần gây kháng insulin.

Nhiều người bị kháng insulin và đường huyết cao còn bị thêm các bệnh khác sẽ làm tăng nguy cơ mắc ĐTĐ tuýp 2 và gây ra các bệnh tim mạch.

Ai có nguy cơ mắc tiền đái tháo đường?

Hiệp hội ĐTĐ Nam Phi khuyến nghị nên xét nghiệm tiền đái tháo đường ở người trường thành nếu có các yếu tố nguy cơ sau:

- Những người sống trong gia đình có người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
- Những phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ hoặc sinh bé nặng hơn 4kg.
- Những phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang.
- Những người thừa cân hoặc béo phì, đặc biệt là ở vòng 2.
- Những người có cholesterol cao, chất béo trung tính cao, tỷ lệ thấp HDL / LDL.
- Những người không hoạt động.
- Người già - khả năng sử dụng insulin kém đi khi chúng ta có tuổi.

TS.Nguyễn Vinh Quang (Phó Giám đốc BV Nội tiết TW)

Nguồn: Phòng chống đái tháo đường (Phần I)

0 nhận xét

Đăng nhận xét