Bệnh sốt mò

Người đăng: Gia Đình & Sức Khỏe Thứ Năm, 18 tháng 11, 2010

Bệnh xuất hiện ở những người bị ấu trùng mò đốt, có thể gây những biến chứng như trụy tim mạch, viêm cơ tim, viêm phổi, viêm thận và rối loạn tâm thần. Sốt mò gặp chủ yếu ở vùng nông thôn các tỉnh phía Bắc. Nông dân là đối tượng mắc cao nhất, chủ yếu ở lứa tuổi 16-35. Điều đáng nói là gần 100% các trường hợp này bị các cơ sở y tế tuyến dưới chẩn đoán nhầm sang bệnh khác như cảm cúm, thương hàn, sốt rét, sốt xuất huyết...và 66% chẩn đoán không rõ bệnh gì.

2010 265 15 P1020721 Bệnh sốt mò

Một ca điều trị sốt mò

Sốt cao 3 ngày liền, bệnh nhân C 22 tuổi ở Vạn Ninh- Khánh Hòa được đưa vào Trung tâm y tế huyện Vạn Ninh với chẩn đoán sốt xuất huyết. Tuy nhiên tình trạng bệnh ngày càng diễn tiến nặng hơn, bệnh nhân không hạ sốt, có biểu hiện của suy hô hấp, phù nề 2 chân. Bệnh nhân được chuyển tiếp đến Khoa Truyền nhiễm- BVĐK Khánh Hòa. Cũng có những biểu hiện trên, bệnh nhân T. 63 tuổi ở thôn Thanh Minh, xã Diên Lạc, huyện Diên Khánh- Khánh Hòa bị rối loạn tri giác, viêm phổi được chuyển vào BVĐK Khánh Hòa. Sau khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cho kết quả, 2 bệnh nhân (BN) trên đã bị nhiễm vi khuẩn ký sinh Rickettsia Tsutsugamushi gây bệnh sốt mò. Đây là 2 trong hàng chục ca mỗi năm được điều trị tại BVĐK Khánh Hòa. Chỉ 2 năm gần đây, BV đã điều trị hơn 120 ca sốt mò. Theo bác sĩ Phan Thế Long- Phó trưởng Khoa Truyền nhiễm, mới đây Khoa tiếp nhận 2 ca sốt mò bị biến chứng viêm phổi. Viện Quân y 87 Nha Trang- Khánh Hòa mỗi năm tiếp nhận hàng chục bệnh nhân sốt mò. Có BN bị viêm cơ tim, trụy tim mạch, viêm phổi kẽ do độc tố của mò... đe dọa đến tính mạng. Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương mỗi năm cũng tiếp nhận và điều trị cứu sống vài chục ca bệnh sốt mò mỗi năm. Nhiều ca từ tuyến dưới chuyển đến không chẩn đoán được bệnh, hoặc chẩn đoán nhiều sang bệnh khác, nên điều trị không khỏi, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Các bác sĩ điều trị cho biết, từ lâu bệnh sốt mò ở nước ta bị bỏ quên, đặc biệt ở các bệnh viện tuyến dưới. Song đây là một bệnh thường gặp, có diễn biến lâm sàng phức tạp và tỉ lệ tử vong cao. Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn Rickettsia Tsutsugamushi có ấu trùng mò Leptotrombidium xâm nhập qua da gây bệnh cho gia súc. Mầm bệnh luôn duy trì trong tự nhiên, nhất là ở những vùng cây rậm, nhiều cỏ dại, đất mùn ẩm ướt. Người bị nhiễm bệnh trong hoàn cảnh ngẫu nhiên khi đi đến những vùng lưu hành mầm bệnh, khi chân tay hoặc cơ thể va quệt vào cây cỏ mang ấu trùng, ngay lập tức ấu trùng mò bám chặt vào da và hút máu. Thời kỳ ủ bệnh 1-2 tuần với các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, nổi hạch. Thăm khám kỹ có thể phát hiện nốt đốt của ấu trùng mò ( 50% có nốt). Đó là nốt sẩn đỏ, ở giữa mọng nước nhỏ, vỡ ra để lại vết loét nổi gờ đỏ trên mặt da và có dịch. Sau đó bệnh khởi phát đột ngột: sốt cao 39-40 độC kèm rét run, đau đầu, nhức mắt, mỏi cơ, mặt đỏ, mắt xung huyết, phát ban (ở ngực, bụng, tay chân, kết mạc mắt). Nếu không phát hiện sớm, bệnh sẽ có biến chứng nặng về tuần hoàn, hô hấp, thần kinh, viêm cơ tim, trụy tim mạch, viêm phổi, viêm màng não, xuất huyết.

Theo các bác sĩ, hiện nay các cơ sở y tế vẫn chưa có dụng cụ thử để chẩn đoán bệnh nhanh, do đó phần lớn bệnh nhân đến viện đều phải làm nhiều xét nghiệm và chẩn đoán qua các vết loét, sau đó điều trị 5-7 ngày bằng kháng sinh Doxycycline đường uống, hoặc Tetraxyclin và Chloramphenicol. Trên thực tế có nhiều bệnh nhân do không có vết loét hoặc vết loét khó phát hiện, nên thường bị bỏ qua, bệnh chuyển sang giai đoạn biến chứng... rất khó điều trị.

Để phòng bệnh sốt mò, trước hết cần xử lý tốt các ổ dịch thiên nhiên: phát quang bụi rậm, cỏ dại, mùn rác; Sử dụng thuốc diệt côn trùng, chuột, các loài gặm nhấm. Khi đi vào vùng rừng, nhiều cây cỏ, cần đi giầy cao, thắt chặt ống quần, tay áo.

Khi có người sốt, cần khám kỹ về lâm sàng để phát hiện những dấu hiệu điển hình, chủ yếu là những nốt loét ở phần da mỏng, nổi hạch gần nốt loét hoặc ban, sần ở mặt và mình, chi. Khi đã xác định sốt mò, cần điều trị bằng thuốc cloroxit hay tetracyclin, ngày đầu uống 2 gam, những ngày sau uống 1 gam cho đến khi hết sốt. Nếu điều trị trong 3 ngày hết sốt thì nên cắt thuốc và đến ngày thứ 8 cần điều trị tiếp đợt 2 để đề phòng tái phát.

Hiện Việt Nam chưa có văcxin phòng bệnh, song theo các bác sĩ vẫn có thể dùng Doycycline mỗi tuần cũng có tác dụng phòng cho 60-80% các trường hợp bị bệnh sốt mò.

Kim Thoa

    Ở Việt Nam bệnh sốt mò đã được phát hiện ở Sài Gòn từ năm 1915 do Goutron mô tả, bệnh xảy ra ở vùng trung du và miền núi (Lagrangae, 1923), một thời gian dài bệnh tạm lắng, trong thời gian gần đây bệnh lẻ tẻ xuất hiện ở nhiều nơi, từ năm 1998 đến năm 2005 tại Bệnh viện 110 đã điều trị 168 ca sốt mò, trong các năm 2001- 2003, Viện Y học lâm sàng các Bệnh nhiệt đới (Bạch Mai, Hà Nội) đã thống kê được 166 ca bệnh sốt mò từ 24 tỉnh thuộc Bắc bộ và Bắc Trung bộ đến điều trị, từ tháng 1/2008 đến tháng 6/2009 tại Bệnh viện 87 Nha Trang đã điều trị 39 ca sốt mò. Theo số liệu từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Khaùnh Hòa, trung tâm y tế huyện Ninh Hòa, bệnh viện 87 Nha Trang từ năm 2008 đến tháng 3/2010 ở Khánh Hòa có 342 ca bệnh sốt mò.

0 nhận xét

Đăng nhận xét