Vui cùng bé qua những trò chơi (Phần 3)

Người đăng: Gia Đình & Sức Khỏe Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012

Đặt đồ chơi trong bàn tay của bé (0 - 3 tháng tuổi). Bé sẽ nắm chặt nó như một phản xạ tự nhiên và vô cùng ngạc nhiên khi chúng phát ra tiếng chíp chíp ngộ nghĩnh.

1. Không quấy rầy

Trong những tháng đầu đời của bé, việc giữ mức độ kích thích thấp rất quan trọng. Nó sẽ làm giảm stress cho bé cũng như giúp bé lanh lợi hơn.

Nói với bé yêu của bạn với giọng thật chậm rãi, dịu dàng.

Tắt hết các tạp âm chẳng hạn như radio hay tivi.

Âu yêm vuốt ve bé ở những nơi yên tĩnh không có sự quây rầy. Hãy nhớ, bé đang thích nghi từ những tiếng ồn trong bụng mẹ sang những tiếng ở ồn thế giời bên ngoài.

Nói với bé một cách dịu dàng hoặc hát những bài hát mà bạn đã hát cho bé nghe khi còn ở trong bụng mẹ.

2. Tìm ra tiếng động

Sau khi bé yêu của bạn bú xong, hãy ẵm bé trong lòng và chơi trò này.

Lắc cái lúc lắc ở một bên đầu của bé, rồi sang bên kia.

Lúc đầu lắc chậm, sau đó nhanh hơn.

Bé yêu của bạn sẽ dõi mắt tìm ra tiếng động. Khi bạn thấy bé đáp ứng với tiếng động này, hãy khen ngợi và âu yếm bé.

3. To và nhỏ

Một trong những khả năng phát triển cao nhất của các bé sơ sinh là đáp ứng với âm thanh, bao gồm khả năng phân biệt âm thanh to và nhỏ.

Bạn ở cạnh bé và gọi tên bé với giọng to nhưng dịu dàng. Ví dụ, nói: "(tên của bé), mẹ rất yêu con".

Tiếp theo, nói nhỏ nhẹ nhàng những lời tương tự như trên.

Xen kẽ giữa giọng to và nhỏ thêm một vài lần nữa.

4. Đồ chơi phát ra tiếng chíp chíp

Bạn ẵm bé vào lòng và ngồi trên ghế.

Bóp một đồ chơi phát ra tiếng chíp chíp.

Đặt đồ chơi trong bàn tay của bé. Bé sẽ nắm chặt nó như một phản xạ tự nhiên và sẽ ngạc nhiên khi chúng phát ra tiếng chíp chíp.

Giúp bé tiếp tục chơi với đồ chơi này, chẳng bao lâu sau bé sẽ hiểu được chính bàn tay của bé làm cho đồ chơi phát ra tiếng chíp chíp.

5. Lắng nghe tiếng động

Đặt bé nằm trong xe đẩy, rồi đẩy xe của bé ra ngoài trời mát mẻ, cạnh một gốc cây nơi mà bé có thể nhìn thấy những chiếc lá rơi.

Buộc những đồ vật nhẹ lên cành cây để cho bé yêu của bạn có thể nghe thấy âm thanh do chúng tạo ra khi lay động trong gió nhẹ.

Những quả chuông gió, những lá kim loại tròn và những chuỗi hạt sẽ tạo ra những âm thanh dễ thương khi gió thổi lay động chúng.

Nói với bé về những âm thanh mà bé nghe được. Hãy dùng những từ như "nhẹ", "cao", "ngân nga", và bất kỳ từ nào khác mà bạn nghĩ đến. Những âm thanh đó sẽ giúp bé cảm nhận được sự yên bình.

6. Những giọng nói khác nhau

Bé yêu của bạn bắt đầu phân biệt được những giọng nói khác nhau.

Việc nói chuyện với bé bằng những giọng khác nhau sẽ giúp bé rất nhiều trong quá trình này.

Giọng nói của bạn càng sinh động, bé yêu của bạn sẽ càng chú ý nhiều hơn.

Chọn một bài thơ hay bài hát ngắn mà bạn định dạy cho bé như

"Yêu mẹ

Mẹ đi làm

Từ sáng sớm

Dậy thổi cơm

Kho thịt cá

Em kề má

Được mẹ thơm

Ôi mẹ ơi!

Yêu mẹ lắm"

Hay

"Có chú ếch con trông thật dễ thương

Đôi mắt tròn xoe chú nhìn mặt trời

Ồ sao mặt trời lại ở trên cao?

Ồ sao mặt trời lại ở dưới ao?"

Hoặc: Chuyện cháu chào ông ạ

"Gà con nhỏ xíu

Lông vàng dễ thương

Gặp ông trên đường

Cháu chào ông ạ

Gà con ngoan quá

Chú chim bạc má

Đậu trên cành cao

Gặp ông chim chào

Cháu chào ông ạ

Bạn chim ngoan quá

Ngồi trên hòn đá

Một anh cóc vàng

Ct giọng oang oang

Cháu chào ông ạ

Cóc vàng ngoan quá".

Hát hay đọc những câu thơ này theo nhiều cách khác nhau - thấp, cao, dịu dàng bằng giọng thì thầm và giọng hạnh phúc.

7. Vui đùa với lưỡi

Bé sẽ bắt chước các khuôn mặt và âm thanh mà bạn làm.

Giữ chắc bé và làm cho bé chú ý.

Bạn thè lưỡi ra và cùng lúc đó tạo ra tiếng.

Bé yêu của bạn sẽ cố bắt chước bạn bằng cách cũng há miệng và thè lưỡi ra.

Thử cử động lưỡi lên và xuống hoặc từ bên này sang bên kia và nhìn xem bé yêu của bạn làm gì!

8. Những âm thanh từ miệng

Hãy bắt chước những tiếng mà bé yêu của bạn tạo ra từ miệng của bé. Điều này sẽ thiết lập mối giao tiếp tuyệt vời giữa bạn và bé.

Thử làm theo những gợi ý sau

- Hôn.

- Tặc lưỡi.

- Tiếng búng lưỡi.

- Tiếng "chờ chờ".

- Ngậm ngón tay trỏ của bạn trong miệng và thình lình giật nó ra.

- Thổi và mút trong không khí.

- Tạo ra tiếng "bụp bụp" bằng cách cử động hai môi của bạn lên và xuống cùng với ngon tay trỏ đang ngậm trong miệng.

9. Nói chuyện khi đi ngủ

Bạn càng nói chuyện nhiều với bé, bé sẽ càng sớm bập bẹ và cố nói chuyện.

Khi bé đi ngủ, giọng nói dịu dàng và những lời yêu thương của bạn có thể giúp bé đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

Hãy nói những câu như: "Chúc bé yêu ngủ ngon" hoặc "Ngủ đi, ngủ đi, ngủ đi bé con của mẹ".

Ẵm bé vào lòng và vuốt ve mặt hay đầu của bé khi bạn nói chuyện vơi bé.

Khi bạn đặt bé vào trong giường cũi, hãy tiếp tục nói những lời an ủi như thể bạn quan tâm đến bé.

10. Cử động theo tiếng động

Hãy cố tập trung phát triển những kỹ năng nghe cho bé yêu của bạn. Điều này rất có giá trị và sẽ giúp bé thích nghi với âm thanh dễ dàng hơn.

Đặt bé nằm sấp trên sàn nhà (có trải nền).

Bạn nằm xuống cạnh bé và hát một bài hát trẻ thơ.

Bé sẽ quay đầu về phía bạn. Nếu bé không quay đầu, nhẹ nhàng giúp bé quay đầu.

Lúc này bạn hãy chuyển sang bên kia của bé và làm tương tự.

Tiếp tục chơi trò này ở những nơi khác. Ví dụ, thử chơi khi bạn ngồi trên ghế và ẵm bé trong lòng hay trong khi thay tã cho bé.

Ngoài tiếng nói, bạn có thể dùng cái lúc lắc và chuông để tạo ra âm thanh.

11. Làm quen với nhạc cổ điển

Việc nghe nhạc cổ điển cùng bé yêu của bạn là một cách tuyệt vời để gắn kết với bé và khuyến khích não của bé phát triển về lập luận không gian và toán học.

Chơi bản nhạc trình diễn bằng nhạc khí (như nhạc của Mozart) khi bạn ẵm bé và đu đưa bé theo nhạc.

Vuốt ve đầu và lưng của bé và để mặt của bé sát mặt của bạn.

Tắt nhạc và thì thầm những lời yêu thương vào tai của bé.

Bật nhạc lại và tiếp tục vuốt ve đầu và lưng của bé.

12. Trò chơi ngôn ngữ

Não của một đứa bé sẽ đáp ứng với mọi tiếng nói theo bất kỳ ngôn ngữ nào. Đây là lứa tuổi lý tưởng nhất để giới thiệu tiếng nói từ ngôn ngữ khác.

Trò chơi này chỉ để vui đùa.

Chọn một từ như "chào" và học cách nói nó theo ngôn ngữ khác.

Mỗi ngày, hãy chào đón bé yêu của bạn với "hello" bằng tiếng Anh hoặc "holá" là tiếng Tây Ban Nha của "hello". Đây chỉ là một ví dụ, bạn có thể chọn bất kỳ ngôn ngữ nào.

Hãy chọn những từ đơn giản liên quan đến những gì bé yêu của bạn làm mỗi ngày. Hãy nói từ đó bằng tiếng Anh rồi bằng nhiều thứ tiếng khác.

Hãy bắt đầu với những từ hay câu sử dụng hàng ngày, chẳng hạn như "uống", "ăn", "Mẹ yêu con", hoặc các bộ phận cơ thể và những động vật khác nhau.

13. Bé yêu có thể tìm thấy mẹ không?

Trò chơi này giúp bé thực hành tốt về sự phối hợp thính giác và thị giác.

Trong khi bé đang ở trong giường cũi, bạn hãy đến chỗ khác trong phòng và gọi tên bé.

Trở lại chỗ của bé và gọi tên bé trong khi bạn vuốt ve đầu của bé.

Đi đến chỗ khác trong phòng và gọi tên bé.

Rồi trở lại chỗ của bé và gọi tên bé trong khi bạn vuốt ve đầu của bé.

Khi bạn tiếp tục gọi tên bé ở những chỗ khác nhau trong phòng, bé sẽ dõi mắt theo tìm kiếm tiếng gọi đó. Bằng cách trở lại giường cũi mỗi lần, bạn sẽ chắc rằng bé nghe được tiếng gọi ở gần cũng như ở xa.

14. Đen và trắng

Một tuần sau sinh, bé có thể phân biệt các kiểu hình và màu sắc tương phản rõ sẽ thu hút sự chú ý của bé dễ dàng nhất.

Cắt một tấm bìa cứng màu trắng dành cho quảng cáo thành các mảnh có kích thước 21 m x 27 cm. Vẽ nhiều hình lên mảng bìa cứng này bằng bút viết bảng nét to.

Bạn cũng có thể cắt các bức tranh từ các tạp chí và dán chúng vào tấm bìa cứng. Sắp xếp các hình và tranh này chung quanh giường cũi để bé nhìn. Bảo đảm bé không thể với tới các tranh này.

0 nhận xét

Đăng nhận xét