Phải làm gì khi bé mút tay

Người đăng: Gia Đình & Sức Khỏe Thứ Năm, 8 tháng 3, 2012

Bản năng bú mút tự nhiên sẽ dẫn đến việc trẻ thường mút tay trong những tháng đầu đời, thậm chí từ trước khi sinh. Trẻ có thể mút ngón tay, bàn tay hoặc những phần khác của cơ thể. Tuy nhiên sau 6 tháng đầu tiên, phản xạ bú mút sẽ giảm. 70 - 90% trẻ em có thói quen mút ngón tay cái, nhưng hầu hết sẽ tự động bỏ lúc 3-5 tuổi.

Vi sao trẻ mút ngón tay?

Trẻ mới biết đi thích mút tay (bú tay). Khi mút tay, trẻ thấy thoải mái, dễ chịu và có cảm giác bình yên. Vì thế một số trẻ sẽ duy trì thói quen này đến lớn. Nhiều trẻ nhỏ hơn cũng có thói quen này, có trẻ còn tập mút tay ngay khi còn trong bụng mẹ.

Trẻ con thường mút ngón tay khi cảm thấy mệt, sợ hãi, buồn ngủ, chán nản, đau ốm hay khi cố gắng thích nghi với những thử thách mới như ngày đi học đầu tiên hay phải chịu đựng một chuyến đi dài bằng ô tô. Trẻ cũng mút ngón tay khi đi ngủ hay lúc thức dậy ban đêm mà muốn ngủ tiếp.

Phải làm gì khi trẻ mút tay?

Các chuyên gia nói rằng việc mút ngón tay và sự đẩy mạnh của lưỡi có thể làm lệch răng của bé.  Tuy nhiên bạn cũng đừng quá lo lắng, mặc dù bạn cảm thấy khó chịu vì sợ mút tay bẩn, sợ trẻ có răng hô, nhưng mút tay làm bé đau răng thì trẻ vẫn có thể mút tay mà không gây ra điều gì cho đến 5 tuổi - khi răng vĩnh cửu xuất hiện, theo như tổ chức nha khoa của Mỹ nghiên cứu.

Bé để yên tay trong miệng ít khó khăn hơn là mút tay thường xuyên. Vì vậy, hãy theo dõi con bạn và để ý cách làm của chúng.

Nếu trẻ mút tay mạnh và liên tục, nên hạn chế thói quen này sớm (khi trẻ khoảng 4 tuổi).

Bạn nên can thiệp trong những trường hợp sau:

- Trẻ ngậm luôn cả tóc, đặc biệt trẻ từ 12-24 tháng.

- Tiếp tục "bú tay" với cường độ mạnh sau 4-5 tuổi.

- Trẻ yêu cầu bạn giúp bỏ mút tay.

- Trẻ có vấn đề về răng miệng và phát âm do mút tay gây ra.

- Trẻ biết bối rối, xấu hổ với người khác vì mút tay…

Thường việc điều trị nên thực hiện ở nhà với sự quan tâm của bố mẹ, hãy dành nhiều thời gian chơi với con, khi thấy con mút tay thì nhẹ nhàng kéo tay bé ra khỏi miệng, hướng bé vào những trò chơi cháu ham thích để quên việc mút tay. Cần hạn chế thời gian và không gian nơi trẻ có thể mút tay. Hãy giải thích cho trẻ hiểu về những tác hại của mút tay (bẩn, vi trùng vào bụng, hư răng, xấu xí, nói ngọng…).

Có thể đeo găng tay, băng vải cho trẻ để nhắc trẻ nhớ không mút tay. Cũng có thể sử dụng một ít chất bôi không độc hại như dầu xanh…

Nếu ngón tay trẻ bị đỏ và nhăn nheo, trầy trụa, bạn có thể bôi lên đó một ít dầu hay kem giữ ẩm khi trẻ đang ngủ.

Đôi khi trẻ tự bỏ thói quen mút tay khi tìm ra một cách khác để giữ bình tĩnh hoặc tìm sự thoải mái. Ví dụ như trẻ nhỏ đói thì bú tay, khi lớn lên bị đói sẽ vào mở tủ lạnh… Vì vậy cần quan sát xem trẻ mút tay khi nào và ở đâu để giúp trẻ, chẳng hạn có thể cho trẻ cầm một trái banh nhựa nhỏ trên tay để trẻ có cảm giác thoải mái, cho trẻ nghỉ giữa giờ khi mệt mỏi, hướng sự chú ý của trẻ đến một chuyện khác…

Nếu những cố gắng trên của bạn không giúp đuợc trẻ, hãy đưa trẻ đến khám tại các khoa nhi chuyên về tâm lý trẻ em, vì rất có thể mút tay là một trong những biểu hiện của rối nhiễu tâm lý.

0 nhận xét

Đăng nhận xét