Hiện tượng nước tiểu đục ở trẻ

Người đăng: Gia Đình & Sức Khỏe Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012

Trẻ đi tiểu có nước trắng đục như nước vo gạo là hiện tượng thường xảy ra, không liên quan đến bệnh lí. Dưới đây, chúng tôi xin nêu ra một vài nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này.

Nguyên nhân

Quá trình trao đổi chất trong cơ thể con người, nhiều loại cặn bã sẽ được thải ra ngoài qua đường nước tiểu. Phần lớn các chất phế thải ấy là muối khoáng như: phốt phát canxi, muối của axit axalic…

Thông thường, các muối ấy sẽ hoà tan trong nước tiểu và được đào thải ra ngoài với màu trong, không đục. Nhưng, do cơ thể trẻ phát triển nhanh, quá trình trao đổi chất cũng tăng theo, vì vậy nồng độ thành phần của muối này cũng tăng. Khi trẻ uống ít nước sẽ làm cho muối kết tinh chiết xuất, đóng cặn và khi đi tiểu sẽ thấy nước tiểu trắng đục. Vào mùa đông giá rét, các muối được sinh ra trong quá trình trao đổi chất, khó tan hơn, nên chiết xuất ra càng nhiều muối kết tủa, nước tiểu lại càng nhiều muối kết tủa thì nước tiểu lại càng đục hơn.

Cách khắc phục

- Nếu hiện tượng này ít xảy ra và không kèm theo các triệu chứng bất thường, cha mẹ chỉ cần cho trẻ uống nhiều nước, ít ăn mặn và theo dõi. Nếu thấy tình hình tiến triển tốt thì không có gì đáng lo ngại.

- Nếu đã áp dụng phương pháp trên mà trẻ vẫn không có chuyển biến và kèm theo một số hiện tượng như: tiểu gắt buốt, tiểu đau, tiểu đục, tiểu lắt nhắt, đái dầm trong nhiễm trùng đường tiểu dưới (còn gọi là viêm bàng quang), sốt cao, đau hông lưng, đau bụng trong nhiễm trùng đường tiểu trên… và các hiện tượng bất thường khác thì cha mẹ cần chú ý theo dõi và đưa trẻ đi khám để điều trị kịp thời.

0 nhận xét

Đăng nhận xét