Tự nhận biết bệnh động mạch vành như thế nào?

Người đăng: Gia Đình & Sức Khỏe Thứ Ba, 22 tháng 11, 2011

Giống như bị vọp bẻ ở chân khi chạy đường dài, cơ tim khi thiếu oxy và chất dinh dưỡng hoặc thiếu máu nuôi sẽ gây nên triệu chứng đau thắt ở ngực cùng với những triệu chứng khác.

p110201 Tự nhận biết bệnh động mạch vành như thế nào?

Có hai loại bệnh động mạch vành với những triệu chứng khác nhau, căn cứ vào đó bạn có thể tự chẩn đoán:

Biểu hiện của bệnh động mạch vành mạn tính

Biểu hiện thường gặp nhất của bệnh động mạch vành là đau ngực, đôi khi có cảm giác khó chịu, đè ép, nóng rát, thắt vặn…đôi khi dễ lầm tưởng là triệu chứng khó tiêu hay ợ nóng ở đường tiêu hóa. Ngòai ra, còn có thể đau ở vai trái, cánh tay, cổ, lưng hay ở hàm.

Hiện tượng thiếu máu xảy ra khi cơ tim cần tưới máu nhiều hơn bình thường, chẳng hạn khi họat động thể lực mạnh, ăn uống quá độ, căng thẳng hay kích động quá mức.

Thời gian đau thường chỉ kéo dài từ 3 – 5 phút. Khi nằm nghĩ hay uống thuốc dãn mạch vành thì cơn đau biến mất.

Ở phụ nữ những biểu hiện của hội chứng động mạch vành xảy ra kín đáo và khó nhận biết hơn so với nam. Các triệu chứng thường gặp là: đau hay đè ép trên ngực lan sang cánh tay hay hàm, cảm giác nóng bỏng vùng ngực hay vùng bụng trên, thở hụt hơi, tim đập không đều, chóng mặt, ra mồ hôi, lã người và buồn nôn.

Cơn đau với những tính chất trên được gọi là đau thắt ngực ổn định của bệnh động mạch vành mãn tính – tức là mạch vành đã bị hẹp nhiều bởi các mãng xơ vữa. Khi đó, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để khám và tư vấn. Nếu quá trình điều trị không tốt bệnh động mạch vành mãn tính có thể diễn tiến thành hội chứng động mạch vành cấp.

Biểu hiện của hội chứng động mạch vành cấp

Hội chứng động mạch vành cấp được xem như là biến chứng của bệnh động mạch vành mạn tính khi có sự tắc nghẽn hòan tòan động mạch vành. Đây là cấp cứu khẩn cấp tim mạch, cần phải được điều trị tại bệnh viện. Có 2 dạng lâm sàng là Đau thắt ngực không ổn định và Nhồi máu cơ tim cấp.

Đau ngực có tính chất giống như bệnh động mạch vành mạn tính nhưng xảy ra thường xuyên hơn, dễ xảy ra hơn ngay cả khi nghĩ ngơi, cảm giác nặng nề hơn và kéo dài lâu hơn 15 phút, không hết khi nằm nghĩ hay dùng thuốc dãn mạch.

Các triệu chứng khác kèm theo như khó thở hay hụt hơi, ngất, đổ mồ hôi lạnh, buồn nôn, nôn, nhức đầu nhẹ, chóng mặt, yếu nhược tay chân, tim đập lọan nhịp. Trường hợp nặng là đột ngột té ngã, ngưng tim ngưng thở – đòi hỏi phải thực hiện xoa bóp tim ngoài lồng ngực – hô hấp nhân tạo.

Sự khác biệt bệnh động mạch vành và hội chứng động mạch vành cấp

- Bệnh động mạch vành mạn

  • Diễn ra trong thời gian ngắn do thiếu máu nuôi cơ tim
  • Không gây tổn thương cơ tim vĩnh viễn
  • Triệu chứng kéo dài trong vài phút và hết khi nghĩ hay dùng thuốc. Triệu chứng bao gồm đau ngực, thở nông, hồi hộp, nhịp tim nhanh, chóng mặt, nôn, yếu chi và vã mồ hôi.
  • Triệu chứng mất khi dùng thuốc và nằm nghỉ
  • Không cần phải điều trị cấp cứu. Tuy nhiên, hãy đến bác sĩ chuyên khoa khám ngay khi lần đầu tiên bị đau ngực hay nếu triệu chứng xảy ra thường xuyên hơn hay nặng hơn

- Hội chứng động mạch vành cấp

  • Diễn ra do máu đến nuôi cơ tim bị tắc nghẽn trong thời gian dài (thường là do máu đông tạo thành trên nền hẹp động mạch vành).
  • Gây tổn thương cơ tim vĩnh viễn
  • Triệu chứng kéo dài hơn vài phút, đau ngực và khó chịu ngực có thể hết và quay trở lại. Đau và khó chịu ở những vùng khác ở nữa trên cơ thể, khó thở và thở hụt hơi, vã mồ hôi lạnh buồn nôn, nôn, nhức đầu nhẹ, chóng mặt, yếu nhược tay chân, tim đập lọan .
  • Triệu chứng không mất khi dùng thuốc và nằm nghỉ
  • Cần phải cấp cứu khẩn cấp nếu triệu chứng kéo dài hơn 5 phút.
  • PGS.TS Phạm Nguyễn Vinh – PGĐ Viện Tim, Cố vấn chuyên môn BV Tâm Đức

BS. Lê Thị Đẹp – Phó trưởng khoa Nội tim mạch
Theo BSGĐ

Xem bài viết gốc: Tự nhận biết bệnh động mạch vành như thế nào?

----------------------------------------

Có thể bạn quan tâm:

0 nhận xét

Đăng nhận xét