Phòng ngừa bệnh ung thư da như thế nào?

Người đăng: Gia Đình & Sức Khỏe Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2011

Hầu hết các trường hợp ung thư da đều có thể phòng ngừa được. Chúng ta nên thực hiện theo một số biện pháp sau để duy trì sự khỏe mạnh của làn da:

ngungon Phòng ngừa bệnh ung thư da như thế nào?

Tránh làm việc và tiếp xúc ánh nắng mặt trời quá lâu phòng ngừa bệnh ung thư da

Giảm thời gian phơi nắng.

Tránh làm việc và tiếp xúc ánh nắng mặt trời quá lâu. Bỏng nắng, sạm nắng,…đều làm tăng nguy cơ ung thư da. Tránh để con bạn phơi nắng nhiều trên bãi biển, hồ bơi,…Tuyết, nước, băng,…đều phản xạ ánh nắng mặt trời. Tia cực tím thường mạnh nhất vào khoảng từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều mỗi ngày. Các đám mây chỉ hấp thụ và che chắn một phần nhỏ các tia nguy hại này.

Bảo vệ da trước ánh nắng

Ung thư da thường xuất hiện trên những vùng da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời – da đầu, mặt, môi, tai, cổ, ngực, cánh tay, bàn tay và cẳng chân ở phụ nữ. Tuy nhiên ung thư da vẫn có thể xuất hiện ở những vùng da còn lại, như lòng bàn tay, vùng gan ngón chân…

Vì thế, bảo vệ làn da trước ánh nắng là cực kỳ quan trọng để phòng ung thư da. Nên đội mũ rộng vành che mặt, cổ và tai khi ra nắng, cần bôi kem chống nắng cho những vùng da hở. Nhiều người chỉ dùng kem chống nắng vào mùa hè, khi trời nắng gay gắt, còn mùa đông lại không dùng, đây là một sai lầm. Thời tiết mùa thu – đông, tuy nắng không gay gắt như mùa hè nhưng bức xạ mặt trời vẫn tác động mạnh đến da. Do vậy, vào mùa đông cũng cần dùng kem chống nắng nhưng với độ SPF nhẹ hơn.

Người tiêu dùng cần biết,1 độ SPF (sun protection factor) có nghĩa là kem chống nắng này có khả năng lọc tia tử ngoại một cách tối đa trong môi trường ngoài trời là trong 15 phút. Như vậy, 1 sản phẩm chống nắng có độ SPF 10 khi bôi lên da, có thể bảo vệ da 150 phút khi đi ra ngoài. Khi hết thời gian 150 phút, kem chống nắng vẫn còn trên da không nhưng có tác dụng chống nắng.

Ở môi trường, khí hậu Việt Nam, vào mùa hè, chỉ nên dùng kem chống nắng đến độ SPF 30. Còn mùa đông chỉ nên dùng từ SPF 4 đến SPF 15. Cần lưu ý thêm, dùng kem chống nắng độ dày kem trên da phải đạt tỷ lệ nhất định, nếu quá mỏng không đem lại tác dụng và phải bôi lên da 30 phút trước khi đi ra nắng. Sau khi hết thời gian bảo vệ, bạn phải bôi tiếp kem chống nắng mới có tác dụng bảo vệ.

Hãy tránh xa những yếu tố làm da rám nắng nhiều hơn.

Lạm dụng “tắm trắng”, “lột da”, “tắm nâu”  có thể làm tăng nguy cơ gây ung thư da.

Tắm nắng để có làn da bánh mật là một thói quen rất cần được hạn chế và chỉ nên thực hiện vào thời điểm thích hợp. Chỉ nên tắm nắng vào lúc sớm, khi nắng chưa gay gắt. Đặc biệt hạn chế  tiếp xúc với nắng trong khoảng thời gian  từ 10-16 giờ. Ngoài ra, việc tắm trắng, lột da không an toàn cũng có thể gây hại cho da. Da bao gồm các lớp tế bào đáy, gai, sừng. Theo quy luật, lớp sừng ngoài cùng da sau 4 tuần bị lão hoá và dần dần được thay thế bằng lớp sừng mới.    Lột da làm trắng chính là loại bỏ lớp tế bào sừng trong khi chúng chưa đến độ lão hóa, làm lộ lớp tế bào dưới – nơi chứa ít các hắc tố khiến da có vẻ trắng, mỏng và mịn. Thực chất, việc này đã khiến cho các tế bào non phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường, tia tử ngoại mà không được bảo vệ. Do vậy, lạm dụng lột da trắng khiến da dễ bị tổn thương, bị bỏng nhẹ và dễ dẫn đến các bệnh về da, trong đó có nguy cơ ung thư da.

Tắm nâu thực chất là phương pháp phun tia tử ngoại để kích thích tế bào sinh sắc tố sinh ra sắc tố đậm hơn, rất dễ dẫn đến ung thư da sau này.

Kiểm tra sức khỏe da thường xuyên, ít nhất mỗi 3 tháng, phát hiện sớm những vùng da phát triển bất thường, các nốt ruồi thay đổi kích thước, tính chất,… Kiểm tra những vùng da thường xuyên phơi sáng cũng như lòng bàn tay, bàn chân và da vùng sinh dục.
Để sớm phát hiện ung thư tế bào hắc tố, chúng ta cần lưu ý các dấu hiệu thay đổi đột ngột sau đây ở một nốt ruồi theo trình tự ABCD:

11 Phòng ngừa bệnh ung thư da như thế nào?

Các triệu chứng cảnh báo khác:

  • Xuất hiện thêm một nốt ruồi mới bên cạnh nốt ruồi có sẵn,
  • Màu sắc nốt ruồi bắt đầu lan ra vùng da chung quanh,
  • Nốt ruồi bỗng lớn nhanh, sưng đỏ, ngứa, đau, chảy máu, rịn nước, tróc vẩy.

Nếu gia đình bạn từng có người bị ung thư tế bào hắc tố, đồng thời bạn đang có nhiều nốt ruồi trên người – đặc biệt là ở cổ, nơi bạn ít để ý nhất – bạn cần khám ở các bác sĩ chuyên khoa da liễu để kiểm tra chúng thường xuyên, theo lịch sau:

  • Từ 20-39 tuổi:  kiểm tra mỗi 3 năm
  • Từ 40 tuổi trở lên:  kiểm tra hàng năm.

BS. LÊ ĐỨC THỌ
Trưởng Khoa Da Liễu – BV Hoàn Mỹ Sài Gòn

Xem bài viết gốc: Phòng ngừa bệnh ung thư da như thế nào?

Có thể bạn quan tâm:

 

0 nhận xét

Đăng nhận xét