Cho trẻ ăn sữa chua

Người đăng: Gia Đình & Sức Khỏe Thứ Hai, 5 tháng 4, 2010

Các bác sĩ khoa nhi cho biết, bạn có thể cho trẻ nhâm nhi món sữa chua thơm ngon khi trẻ từ bảy đến tám tháng tuổi. Hoặc bạn có thể cho trẻ ăn sữa chua như một món ăn dăm đầu tiên vào thời điểm sáu tháng tuổi lớn lên.

Nhiều người vẫn suy nghĩ, sữa chua sẽ ảnh hưởng đến dạ dày còn non yếu của trẻ. Những nghiên cứu cho biết, số lượng và nồng độ axít có trong sữa chua là không đáng kể so với lượng axít có trong dịch vị. Vì thế, trẻ trên sáu tháng tuổi đã có thể bắt đầu tập ăn sữa chua. Sữa chua và sức khỏe của trẻ Những vi khuẩn có ích hiện hữu trong sữa chua có thể giảm thiểu triệu chứng của bệnh tiêu chảy, táo bón, đầy hơi và giúp tăng cường sức miễn dịch của đường ruột. Một số trường hợp tiêu chảy ở trẻ em có thể chữa bệnh bằng sữa chua. Tính năng axít của sữa chua hoặc men lactic giúp tái tạo khả năng quân bình của tạp khuẩn ruột, làm giảm viêm ruột. Dùng sữa chua hàng ngày giúp hệ tiêu hoá khoẻ mạnh và hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng giúp xương chắc khỏe. Sữa chua là thực phẩm hỗ trợ rất tốt do chứa nhiều chất dinh dưỡng và hấp thu vào máu đồng thời lại dễ tiêu và kích thích tiêu hoá. Cơ thể hấp thu sữa chua nhiều gấp ba lần so với sữa tươi nên đối với trẻ suy dinh dưỡng, sữa chua là rất cần thiết. Với trẻ kén ăn, bạn có thể dùng sữa chua ở nhiều dạng khác nhau để làm món ăn khoái khẩu cho trẻ, giúp trẻ trở nên háu đói hơn. Bản thân của sữa chua cũng tham gia tiêu hoá đường lactose, giúp trẻ dung nạp thức ăn hiệu quả hơn.

Theo Xinh Xinh
Tiêu chuẩn cho khẩu phần sữa chua của trẻ Trung bình trẻ từ sáu đến mười tháng tuổi có thể ăn 50g sữa chua/ngày. Trẻ từ một đến hai tuổi ăn 80g/ngày, trẻ lên hai tuổi ăn 100g/ngày. Cũng như bất kỳ những món ăn khác,nếu ăn nhiều quá sẽ không tốt vì thế bạn cần cho trẻ ăn vừa đủ tuỳ theo tình trạng của con mình. Bạn cần chọn loại sữa chua nguyên kem, vì trẻ cần chất béo để có thể phát triển một cách toàn diện. Hoặc có thể chọn loại sữa chua không đường cho trẻ vào các bữa ăn chính hoặc ăn phụ. Chẳng hạn như sữa chua và táo, trái bơ hoặc chuối xay nhuyễn và thêm nước pha loãng cho trẻ dễ ăn. Một khi trẻ đã ăn được các loại rau quả, những món ăn kết hợp với sữa chua sẽ tăng sự hấp dẫn cho món ăn của trẻ. Tuy nhiên, bạn chỉ nên trộn thêm hoa quả sau khi sữa chua đã được hoàn thiện và bảo quản lạnh. Để tránh trẻ có thể bị viêm họng vì sữa chua, nên đặt sữa chua ở nhiệt độ phòng khoảng 15 phút trước khi cho trẻ ăn;có thể làm ấm sữa chua bằng cách chưng trong nước nóng. Tránh nấu sôi sữa chua và sẽ làm mất hết vi khuẩn có lợi trong sữa chua cũng như không để sữa chua ở nhiệt độ phòng quá một giờ, vi khuẩn gây hại sẽ có điều kiện sinh sôi nảy nở làm trẻ bị tiêu chảy. Tốt nhất là trước khi kết hợp các loại hoa quả xay với sữa chua, bạn cần làm nóng bằng lò vi sống rồi trộn chung với sữa chua. Điều này sẽ giảm bớt độ lạnh cho trẻ khi ăn. Lưu ý khác Không nên ăn sữa chua ngay sau khi uống sữa hoặc lúc bụng còn đang đói do axít lactic có trong sữa chua co khuynh hướng gây kết tủa sữa bột hoặc sữa tươi mà trẻ vừa uống dẫn đến làm trẻ dễ bị đầy bụng và khó tiêu. Thêm vào đó, khi trẻ đói là lúc dịch vị dạ dày tiết ra nhiều axít nhất nên đừng nạp thêm sữa chua vào môi trường này. Tốt nhất, bạn nên cho trẻ ăn sữa chua sau khi uống sữa khoảng 30 phút. Sữa chua tốt trị tiêu chảy, nhưng sữa chua quá hạn hoặc chua quá lại gây tiêu chảy và có thể nhiễm khuẩn trở lại. Việc sử dụng sữa chua là rất tốt, nhưng cần làm sạch sẽ để phòng nhiễm khuẩn ngoại lai.
Sữa tươi cần được đun sôi để làm sữa chua và để nguội còn 40 đến 45 độ C. Nhưng sữa công thức không cần đun sôi, chỉ cần làm ấm lên từ nhiệt độ 40 đến 45 độ C.


0 nhận xét

Đăng nhận xét