Sứt môi và hở vòm miệng ở trẻ (phần 2): các vấn đề liên quan

Người đăng: Gia Đình & Sức Khỏe Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

Mangthai.vn Trong phần trước chúng tôi đã cung cấp cho các bạn thông tin tổng quan về sứt môi, hở hàm ếch ở trẻ nhỏ. Trong phần này là những vấn đề liên quan đến sứt môi, hở hàm ếch ở trẻ hay còn nói là những khó khăn mà trẻ nhỏ gặp phải khi bị sứt môi, hở hàm ếch.

Các vấn đề liên quan đến sứt môi và hở vòm miệng

Tìm hiểu thêm

  • Sứt môi và hở vòm miệng ở trẻ (phần 1): tổng quan, nguyên nhân và chẩn đoán
  • Sứt môi và hở vòm miệng ở trẻ (phần 3): điều trị bệnh

Cho ăn

Trẻ sơ sinh bị sứt môi thường gặp khó khăn trong quá trình bú mớm. Khi cho con bị sứt môi bú thì người mẹ thường mất khá nhiều thời gian cho việc chọn các vị trí khác nhau để tìm ra vị trí thích hợp nhất cho trẻ bú. Ngoài ra, trẻ khó có thể giữ chặt được đầu "tí" của mẹ trong miệng, hơn nữa khe hở sẽ tạo ra khoảng trống làm cho không khí đi vào làm cho trẻ dễ bị sặc sữa lên mũi.

Nếu quá khó khăn để cho trẻ bị hở hàm ếch hoặc sứt môi bú thì bạn có thể tìm mua những bình bú giả đặc biệt chuyên dùng cho trẻ bị hở hàm ếch và tập cho bé bú bình.

Khả năng nói

Trẻ bị sứt môi và hở vòm miệng thường khó có thể phát âm chuẩn như người bình thường. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật thì trẻ thường cải thiện được khả năng nói một cách đáng kể, trẻ có thể phát âm được nhiều tiếng rất rõ ràng. Rất nhiều trẻ bị hở hàm ếch đã được phẫu thuật có thể gần như hồi phục được hoàn toàn khả năng nói sau khi được điều trị kỹ năng nói và kỹ năng giao tiếp, mặc dù một số cần phải phẫu thuật nhiều hơn để giảm số lượng của không khí đi qua mũi.

Khả năng nghe

Trẻ có thể có vấn đề về khả năng nghe nếu như trẻ bị sứt môi hoặc hở vòm miệng. Điều này là do trẻ có nhiều khả năng phát triển tình trạng tai keo – đó là tình trạng mà dính chất dịch tích tụ sau màng nhĩ. Thông thường, chất lỏng có thể chảy ra trong ống Eustachian - kết nối các ống tai và cổ họng. Tuy nhiên, ống này có thể trở nên bị bóp méo bởi vòm miệng đã bị hở. Vì vậy khi phẫu thuật để chữa hở hàm ếch, bác sĩ phẫu thuật thường được đặt một ống nhựa nhỏ (một grommet) vào màng nhĩ để các chất lỏng có thể chảy ra ngoài.

Răng và hàm

Nếu hàm ếch ảnh hưởng đến nướu răng của trẻ thì rất có thể sẽ ảnh hưởng cả đến sự phát triển răng. Răng gần nơi hở có thể bị thiếu hoặc mọc chệch vị trí, thậm chí đôi khi có thêm răng. Cũng có thể trẻ sẽ có vấn đề với sự phát triển của xương hàm.

Hầu như tất cả các trẻ em bị hở môi và vòm miệng cần được điều trị chỉnh hình hàm răng. Điều này thường liên quan đến việc thay răng ở trẻ khi trẻ lớn hơn. Trẻ cũng có thể cần phải nhổ bớt răng hoặc cấy thêm răng để đảm bảo thẩm mỹ và đặc biệt là "tuổi thọ" của các răng.

Dịch (Theo bupa.co.uk)

0 nhận xét

Đăng nhận xét